Vì Sao Bất Động Sản Bảo Lộc “nóng” và Săn Lùng Đất Làm Nhà Vườn
Vì sao bất động sản Bảo Lộc ‘nóng’?
Thành phố Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng trở thành miền đất hứa đối với giới đầu tư bất động sản.
Trong khi thị trường bất động sản ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM và những ở những địa phương có tiềm năng du lịch như Đà Nẵng và Nha Trang trầm lắng do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Thành Phố Bảo Lộc bất ngờ trở thành tâm điểm thu hút của cả nhà đầu tư cá nhân cũng như doanh nghiệp lớn.
Từ đầu năm đến nay, BĐS Bảo Lộc thu hút hàng chục doanh nghiệp lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư như Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú – Invest…
Nếu như Tập đoàn Hưng Thịnh đã nhanh chân và âm thầm sở hữu quỹ đất hàng nghìn ha thì mới đây Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest đã có buổi làm việc với UBND thành phố Bảo Lộc và đề xuất ý tưởng đầu tư vào các dự án như khu đô thị dịch vụ giải trí hồ Nam Phương 2; nghiên cứu phát triển dự án sân bay Lộc Phát; qui hoạch xây dựng khu phố đi bộ, dịch vụ thương mại, chợ đêm tại khu chợ cũ Bảo Lộc.
Công ty CP Tập đoàn Him Lam cũng đã làm việc với địa phương này để nghiên cứu xúc tiến đầu tư vào một số dự án như khu dân cư phường B’Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn (sông Đại Bình) và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc – Nam.
Đặc biệt trong đó là dự án khu đô thị du lịch “Thiên đường mắc ca” có tổng diện tích hơn 187 ha nằm khu vực phía Nam TP Bảo Lộc thuộc các phường B’Lao, Lộc Sơn, Lộc Nga và xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).
Ông lớn khác là Tập đoàn Ecopark cũng đang tìm hiểu đầu tư các dự án trọng điểm như khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2.
Lãnh đạo TP. Bảo Lộc cho biết hiện địa phương đang có 48 dự án kêu gọi, thu hút đầu tư để xây dựng thành phố sinh thái và dịch vụ, nghỉ dưỡng. Trong đó, nhiều dự án trọng điểm đang được nhiều nhà đầu tư trong nước quan tâm, tìm hiểu như dự án sân bay Lộc Phát với quy mô 50 ha đến 100 ha, hình thành sân bay cấp 3C; dự án tổ hợp khu thương mại – khách sạn 5 sao; sân golf Lộc Phát – Lộc Thắng; khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung, quy mô hơn 2.500 ha…
Sự xuất hiện của những doanh nghiệp lớn sẽ góp phần hình thành những dự án quy mô, bài bản; từ đó, thúc đẩy nhu cầu về bất động sản và cơ hội cho nhà đầu tư cá nhân khai thác tiềm năng. Chính vì thế, Bảo Lộc hiện đang trở thành điểm đến của giới đầu tư cũng như người có nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ hai trong xu thế “bỏ phố về vườn”.
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hoà, dịch Covid-19 xảy ra khiến hành vi của con người có nhiều thay đổi để thích nghi, từ thói quen di chuyển đến cách đi du lịch và đặc biệt là “gu” bất động sản. Chính sự thay đổi này làm cho những vùng đất còn hoang sơ và được thiên nhiên ưu đãi tăng sức hút.
Ông Trần Khánh Quang trong chuyến đi thực tế tìm hiểu thị trường Bảo Lộc và Đà Lạt
Xu hướng bỏ phố về vườn ở phía Nam xuất hiện trước năm 2019 nhưng chưa phát triển thành phong trào mạnh mẽ, vì bất động sản mang tính hưởng thụ nhiều hơn trải nghiệm cho nên người dân chọn đi biển, ở khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2019, dịch Covid-19 xảy ra khiến người dân hạn chế hoặc không đi máy bay nên không thể đi chơi xa.
Hơn nữa dịch Covid-19 lây lan qua đường hô hấp, trong khi ở các thành phố lớn đông người, ngột ngạt dễ lây bệnh. Nhiều cơ quan, tổ chức doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ hoặc làm việc từ xa. Chính vì vậy nhu cầu tìm mua nhà vườn về ở ẩn để trách dịch cùng gia đình ngày càng tăng.
Vì thế, ông Quang nhận xét “nhà vườn” trở thành xu hướng mới đối với thị trường bất động sản khi xu hướng về với thiên nhiên trở nên phổ biến. Trong xu thế đó, thành phố Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng nổi lên là địa điểm được lựa chọn.
Không chỉ có khí hậu mát mẻ mà với vị trí nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc có hai tuyến quốc lộ chạy qua là 20 và 55. Bảo Lộc cũng sở hữu vai trò kết nối chiến lược khi án ngữ vị trí giao thoa của 3 vùng kinh tế quan trọng là Đông Nam Bộ – Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bảo Lộc chỉ cách Phan Thiết (Bình Thuận) 130km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 180km, cách TP. HCM 200km nên việc di chuyển đến biển và các thành phố lân cận khá dễ dàng. Điều này còn thuận lợi hơn khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương hoàn thành.
Do hạn chế di chuyển bằng máy bay nên xe hơi cá nhân là lựa chọn khả thi cho những gia đình có nhu cầu đi du lịch. Vì vậy, những địa điểm cách TP. HCM khoảng 300km trở lại là Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết được người dân phía Nam lựa chọn nhiều nhất.
Và trên tuyến đường từ TP. HCM đi du lịch Đà Lạt thì thành phố Bảo Lộc nằm ở giữa nên thường được chọn là điểm dừng chân.
Quỹ đất lớn, giá mềm Tại Bảo Lộc Lâm Đồng
Trong khi khí hậu ở Đà Lạt có cảm giác hơi lạnh thì Bảo Lộc lại được đánh giá là tương đối mát mẻ. Ngoài ra, quỹ đất ở Bảo Lộc còn lớn, chưa có nhiều người khai phá. Giá đất tương đối rẻ, quỹ đất tương đối rộng để thỏa sức sáng tạo.
Chẳng hạn, chủ đầu tư phân lô bán nền nhưng cũng tạo ra các tiện ích để thu hút người mua vì quỹ đất rộng, giá rẻ, đủ diện tích để làm.
Ở những nơi giá bất động sản đã cao thì thường các chủ đầu tư làm từ 2.000m đến 4.000m nhưng ở Bảo Lộc thì thường dự án từ 2ha đến 4ha. Do đó, họ tạo điểm nhấn riêng cho dự án dễ hơn.
Trước đây nhiều người do dự chưa quyết định đầu tư vào Bảo Lộc một phần cũng vì văn hóa người bản địa và sự nghèo nàn về dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ phát triển, học thức ngày càng cao cùng với sự du nhập văn hóa nên yếu tố này không còn là vấn đề lớn.
Bảo Lộc còn “lung linh” hơn trong mắt nhà đầu tư khi thành phố này được quy hoạch trở thành trung tâm của tỉnh Lâm Đồng khi Đà Lạt được tách ra thành thành phố cấp một trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên theo ông Quang điều này không ảnh hưởng nhiều đến việc người dân, nhà đầu tư chọn Bảo Lộc là điểm đến bởi vì đó là chuyện tương lai còn khá xa, có thể là 5 năm, 10 năm…, chứ không phải ngày một ngày hai.
Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa lưu ý khi đầu tư vào thị trường Bảo Lộc, nhà đầu tư cũng nên chú ý nếu không sẽ dính vào đất quy hoạch công trình công cộng, đất không cho lên thổ cư… “Khi mua đất ở Bảo Lộc cần có sổ và lên được thổ cư”, ông Quang khuyến nghị.
Ông Quang cho rằng, nhà đầu tư rót tiền vào Bảo Lộc nên định hướng dài hạn và trước khi mua nên đi thăm quan, trải nghiệm vài ngày để biết được thì trường khu vực như thế nào, giá cả ra sao.
Săn lùng đất làm nhà vườn
Mua đất ở các tỉnh vùng ven TP. HCM để làm nhà vườn nghỉ ngơi dịp cuối tuần
Ngay từ cuối năm ngoái, nhiều nhà đầu tư đã dành một phần ngân sách lùng mua trang trại, nhà vườn ở ven TP. HCM và dòng vốn đầu tư này ngày càng mạnh đến mức giám đốc một công ty bất động sản nhận định sẽ trở thành trào lưu ngôi nhà thứ hai ở Việt Nam từ năm nay.
Xu hướng này được ông Nguyễn Hữu Quang, Phó tổng giám đốc CTCP Bất động sản Netland khẳng định khi chứng kiến số lượng ngày càng tăng các nhà đầu tư đổ về các tỉnh miền Tây như Long An, Tiền Giang, và các tỉnh miền biển như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận để lùng mua đất làm nhà vườn.
Giới đầu tư bất động sản đều nhìn nhận Đồng Nai và Lâm Đồng đang là hai điểm đến có sức hút lớn đối với khách hàng mua đất làm nhà vườn. Người mua ở những địa phương này không chỉ đến từ phía Nam như TP. HCM hay Bình Dương, mà còn có cả người Hà Nội và Quảng Ninh.
Chính vì vậy, đất vườn ở Đồng Nai giao dịch sôi động suốt từ Tết tới nay khiến giá đất nông nghiệp tăng nhanh, ông Quang cho biết.
Trước khi có dịch Covid-19, giá đất vườn ở Đồng Nai chỉ từ 500 – 600triệu đồng/1000m2. Nhưng từ khi có thông tin nhiều người Việt về nước và Chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội thì giá tăng liên tục, hiện giao dịch từ 600 triệu – 1 tỷ đồng/1000m2.
Lâm Đồng – Điểm nóng Đà Lạt
Tuy nhiên, Lâm Đồng mới là địa điểm được nhiều khách hàng lựa chọn nhất, trong đó, giao dịch sôi động nhất là khu vực Đà Lạt, Đức Trọng, Bảo Lâm và một phần Di Linh. Điểm đặc biệt ở những khu này là người Hà Nội và Bình Dương mua nhiều nhất, rồi mới tới người TP. HCM.
“Nếu lên Đà Lạt trước thời điểm dịch Covid-19 thì sẽ rất khó kiếm đất bởi cứ có mảnh nào nhả ra là có người mua. Giữa tháng 3, tôi có mặt ở Đà Lạt, thì thấy dân đi chơi thì ít mà lượn ô tô đi tìm mua đất thì nhiều. Tuy nhiên, sau đó Nhà nước áp dựng chính sách giãn cách xã hội và cũng một phần do người dân sợ lây lan dịch bệnh nên ít xe đi kiếm đất hơn và mình cũng may mắn dễ kiếm đất hơn lúc trước”, ông Quang cho biết.
Lý giải sức hút của Lâm Đồng, ông Quang cho rằng, Đà Lạt được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025, Bảo Lộc là đô thị hạt nhân ở phía Nam tỉnh và Đức Trọng trở thành cửa ngõ và trung tâm kinh tế mới. Bên cạnh đó, Chính phủ mới đây đã yêu cầu giải ngân 17.000 tỷ đồng chuẩn bị làm sân bay Long Thành ở Đồng Nai và đang xúc tiến đầu tư tuyến cao tốc từ Dầu Giây lên Đà Lạt.
Còn ông Đoàn Quý Lâm, quản trị của nhóm “Bỏ phố về rừng” nhận định thành phố Đà Lạt có khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí rất lý tưởng để nghỉ dưỡng
Cụ thể, cách đây hơn 100 năm, người Pháp đã chọn Đà Lạt làm nơi an dưỡng cho cán bộ cấp cao của chính quyền Pháp ở Đông Dương. Ngay cả vua Bảo Đại cũng xây dựng ba dinh làm nơi nghỉ dưỡng. Ngoài sân bay Liên Khương, từ Đà Lạt có thể đi biển Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa hay Đồng Nai, TP. HCM và các tỉnh tây nguyên khác với bán kính từ 100-300km.Theo ông Lâm, nhiều người khi có quyết định rời phố về rừng nhưng lại sợ nơi mình đến văn hóa quá thấp nên có cảm giác buồn tẻ nhưng Đà Lạt lại khác. Từ thời trước, Đà Lạt đã là nơi hội tụ, tìm về của giới trí thức, tinh tú. Đà Lạt còn là nơi giao thao văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
Chính những yếu tố này làm cho Đà Lạt đang nổi lên là điểm đến của xu hướng bỏ phố về rừng để mua đất làm nhà vườn, khiến giá đất nông nghiệp ở Đà Lạt và nhiều khu vực ở Lâm Đồng tăng giữa tâm dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo ông Quang, đất Đà Lạt khó mua nếu không có một môi giới thổ địa quen biết nhiều cơ quan quản lý địa phương vì phần lớn đất do dân khai thác và chưa làm sổ, đất nông nghiệp không có thổ cư, đất dính đất rừng hoặc quy hoạch khác. Một đặc điểm nổi bật là đất Đà Lạt chủ yếu là đất nông nghiệp, chưa có sổ. Nếu mua đất nông nghiệp có sổ thì giá cao và đất có chút thổ cư nữa lại càng đắt hơn. Giá đất tuỳ thuộc vào vị trí, tình trạng pháp lý và hướng đất.
Cụ thể, giá đất nông nghiệp không thổ cư khu vực Đà Lạt dao động từ 400 triệu tới 10 tỷ đồng/1000m2. Nếu đất có thổ cư thì giá trên 10 triệu đồng/m2, tuỳ vị trí và hướng đất.
Giá đất ở huyện Đức Trọng dao động 500 – 700 triệu đồng/1000m2. Đất xung quanh khu du lịch Lộc An ở huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh từ 300 – 450 triệu đồng/1000m2.
XEM THÊM CÁC DỰ ÁN KHÁC <NHẤP VÀO ĐẦY>