Thượng tướng Trần Đơn chốt mốc thời gian trên trong buổi làm việc giữa Bộ Quốc phòng với UBND tỉnh Bình Thuận về việc đẩy nhanh tiến độ dự án cảng hàng không Phan Thiết, chiều 5/3.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2009, sân bay Phan Thiết rộng 543 ha, gồm hạng mục sân bay quân sự cấp 1 kết hợp dân dụng cấp 4C. Hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty Cổ phần Rạng Đông đầu tư. Dự án được khởi công đầu năm 2015, dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng sau đó án binh bất động.
Năm 2017, UBND Bình Thuận đề xuất nâng cấp sân bay Phan Thiết 4C lên cấp 4E, đường băng kéo dài từ 2.400 m lên 3.050 m. Đến tháng 2/2018, sân bay này được Thủ tướng phê duyệt là một trong 15 cảng hàng không nội địa trên toàn quốc có quy mô cấp 4E dân dụng kết hợp với sân bay quân sự cấp 1, tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.
Thời gian qua, vấn đề vướng mắc lớn nhất tại dự án này là vốn đầu tư, nhưng nay đã được giải quyết. Theo Thượng tướng Trần Đơn, trước đây, Bộ Quốc phòng phải chờ đấu giá sân bay Nha Trang cũ để lấy nguồn vốn vào đầu tư sân bay Phan Thiết. Nhưng sau đó, Thủ tướng đồng ý đầu tư xây sân bay này bằng vốn ngân sách theo hình thức đầu tư công.
“Chính phủ đã giao nguồn vốn cho Bộ Quốc phòng, do đó việc xây dựng sân bay Phan Thiết sẽ sớm được triển khai”, Thượng tướng Trần Đơn nói. Nếu kịp tiến độ, sau 20 tháng, sân bay này sẽ hoạt động cùng với thời gian hoàn thành cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, năm 2022.
Do thay đổi quy hoạch nên dự án phải điều chỉnh một số thủ tục theo quy định. Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Về công tác giải phóng mặt bằng gần như hoàn thành, hiện còn lại 3 hộ (khoảng 3,7 ha) chưa đồng ý di dời do không đồng ý giá bồi thường. Ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND Bình Thuận chỉ đạo UBND TP Phan Thiết thuyết phục các hộ này để nhanh chóng giải phóng mặt bằng còn lại.
Chủ tịch UBND Bình Thuận yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn của Bộ Quốc phòng khảo sát thực địa các mỏ vật liệu tại địa phương để xác định trữ lượng, đảm bảo nguồn cung và giá cả hợp lý.Tại cuộc họp, đại diện Công ty Cổ phần Rạng Đông – nhà đầu tư hạng mục dân dụng (BOT) cũng được Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Bình Thuận đề nghị khẩn trương hoàn tất hồ sơ điểu chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để kịp triển khai cùng hạng mục quân sự.Theo quy hoạch hiện nay, đến năm 2030, cả nước có tổng cộng 28 cảng hàng không, trong đó có 15 cảng hàng không quốc nội và 13 cảng hàng không quốc tế. Sân bay Phan Thiết là một trong 6 cảng hàng không quốc nội ở khu vực phía Nam, cùng với Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Đảo, Rạch Giá và Cà Mau.
Thông tin chung về Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài là khoảng 99km, cao tốc này nối Bình Thuận với Đồng Nai.
Việc hoàn thành xong Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ giúp rút ngắn gần 1/2 thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến Thủ phủ du lịch Phan Thiết chỉ còn khoảng 2 – 2h30 thay vì từ 4 – 4h30 như hiện tại. Hơn nữa Cao tốc này sẽ kết nối với hệ thống cao tốc Bắc Nam, cùng với 4 cao tốc khác sẻ kết nối với một siêu hạ tầng khác đó là Sân bay Quốc tế Long Thành góp phần phát triển mạnh kinh tế cả nước trong tương lai gần.
Có điểm cuối tuyến tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (kết nối với điểm đầu dự án thành phần đoạn Phan Thiết – Vĩnh Hảo tại Km 235+000), lần lượt đi qua địa bàn các địa phương: Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Lập (huyện Hàm Thuận Nam), Sông Phan, Tân Phúc, Tân Đức (huyện Hàm Tân), Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Hiệp, Suối Cát, Lang Minh, Xuân Phú, Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), Hàng Gòn (thành phố Long Khánh), Xuân Bảo, Nhân Nghĩa, Xuân Quế, Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ)
Và điểm cuối kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại đoạn Km43+125 thuộc tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, đường cao tốc này loại A với vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11 ngàn tỷ đồng.
Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông. Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết chính thức khởi công vào tháng 9 năm năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ
Dự án này đã khởi công chưa hay mới chỉ là quy hoạch?
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết qua địa phận Đồng Nai dài hơn 50km, trong khi đó đơn vị này đã bàn giao cọc mốc, giải phóng mặt bằng được hơn 45 km. Bao gồm 30 km trên địa bàn huyện Xuân Lộc, 2,6 km thuộc TP Long Khánh và gần 14km thuộc huyện Cẩm Mỹ. Như vậy, chỉ còn lại 5,6km đang chờ ý kiến thống nhất của Bộ GTVT. Về phía tỉnh Bình Thuận cũng đang chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định để kịp tiến độ thi công.
Theo ban quản lý dự án Thăng Long thì Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ được chia làm 4 gói thầu, cụ thể như sau:
- Gói thầu số 1-XL Thi công Km0+000 – Km16+400 thuộc Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 – Tổng công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc – Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường. Giá trúng thầu 1.069 tỷ đồng
- Gói thầu 2-XL thi công Km16+400 – Km47+672 với giá thầu 2.373 tỷ đồng, đang đấu thầu lại do chưa chọn được nhà thầu.
- Gói thầu 3-XL Thi công Km47+672 – Km83+000 thuộc Liên danh Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Trung Chính, giá trúng thầu 2.299 tỷ đồng.
- Gói thầu 4-XL Thi công Km83+000 – Km99+000 liên danh Tổng công ty Thăng Long – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, giá trúng thầu 1.022 tỷ đồng
Tổng chi phí xây dựng ước tính khoảng 750 triệu USD (Khởi công 30/09/2020 – Vận Hành Q1/2023), chia làm 4 gói thầu, trong đó 2 gói thầu của Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đang thi công trước:
- Gói thầu số 1-XL thi công từ đoạn Km00+000 đến Km16+400 qua 4 xã Hàm Kiệm, Hàm Minh, Hàm Cường và Tân Lập của huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, với giá trị dự toán hơn 1.070 tỷ đồng.
- Gói thầu số 4-XL thi công từ đoạn Km83+000 đến Km99+000 đi qua 5 xã Hàng Gòn (TP Long Khánh), Nhân Nghĩa, Xuân Quế, Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) và Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) với giá trị dự toán hơn 1.020 tỉ đồng.
Tại buổi lễ triển khai thi công, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu các Ban quản lý dự án Thăng Long, đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương để hoàn tất giải phóng mặt bằng, khẩn trương huy động đầy đủ nhân lực, vật lực để triển khai thi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Thứ Trưởng cũng đề nghị các tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ các chủ đầu tư, các nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án.
Một số hình ảnh tiến độ thi công của các gói thầu Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết trong tháng 12/2020 (nguồn ảnh shophouse.vn)
Những giá trị mà Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết mang lại?
Cao tốc Dầu Giây -Phan Thiết có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi tuyến đường hoàn thành, hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né được rút ngắn một nửa, còn 2-2,5 tiếng. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay quốc tế Long Thành.
Cùng với đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây là một trong những dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc Nam được chuyển đổi từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Trước đó, ba trong bốn gói thầu của dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết cũng đồng loạt khởi công. Tuyến đường này đi qua tỉnh Bình Thuận, dài 100 km, quy mô 6 làn xe, mặt đường 32 m; tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng.
Dự án còn giải quyết nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Trung bộ.