Kinh tế Biên Hoà Đồng Nai phát triển như thế nào?

Ngày đăng: 10/09/2024

BIÊN HOÀ ĐỒNG NAI NHIỀU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

Là địa phương có kinh tế phát triển mạnh, cùng với xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, quy mô thị trường của các DN ở Đồng Nai cũng được mở rộng, không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Hàng loạt các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các đối tác lớn tạo điều kiện để Đồng Nai hợp tác sản xuất, kinh doanh  với nước ngoài. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh, Đồng Nai sẽ chủ động chuẩn bị sẵn các điều kiện tham gia vào hội nhập sâu với thế giới để tăng kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu. Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao để tăng giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp của Đồng Nai.

Đồng Nai đang là một trong những địa phương phía Nam còn nhiều quỹ đất sạch, có lợi thế hạ tầng, liên kết vùng, thuận tiện phát triển dự án đô thị sinh thái thông minh.

https://bdssunreal.com

Tổng quan về tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai là tỉnh vừa nằm ở khu vực Đông Nam bộ, vừa thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và vùng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); Diện tích tự nhiên 5.907,236 km2 chiếm khoảng 1,8% diện tích của cả nước và 19,43% diện tích của vùng TP. Hồ Chí Minh (vùng KTTĐPN). Bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch; Trong đó thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh. Dân số toàn tỉnh năm 2011 là 2.665.079 người với 40 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn. Đồng Nai tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố : Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước và Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương. Tỉnh Đồng Nai nằm trên các trục đường giao thông quan trọng như: tuyến đường sắt Bắc-Nam. Đường bộ QL1 – 1k, QL20 nối với Tây Nguyên, QL51 và QL56 nối với Bà Rịa – Vũng Tàu; Đường thủy sông Đồng Nai, gần cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Nai có lợi thế phát triển giao lưu thương với cả nước và quốc tế.

Sức ép tại các thành phố lớn

Tại hội thảo “Đô thị sinh thái thông minh – Giải pháp sống xanh bền vững” diễn ra ngày 7/12 ở TP HCM, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP HCM đã phân tích về thị trường bất động sản thành phố cũng như các vùng lân cận.

Ông Hòa nhận định TP HCM cũng giống như bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, đều có ngưỡng phát triển được giới hạn về tài nguyên nước, không khí, hạ tầng, đất đai. Trong khi đó, tình hình dân cư phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào lõi trung tâm ngày càng gia tăng, gây sức ép lớn đến hạ tầng kỹ thuật, môi trường…

Lợi thế phát triển đô thị sinh thái tại Đồng Nai

Là địa phương liền kề TP HCM, Đồng Nai được xem là cửa ngõ của cả khu vực miền Đông Nam Bộ, có lợi thế về liên kết vùng. Trong đó, hạ tầng giao kết nối tốt được bao quanh bởi các dự án trọng điểm như sân bay Long Thành, cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Hương lộ 2, đường Liên vùng 4…

Đồng Nai có hệ thống hạ tầng giao thông khá toàn diện, gồm đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không trong tương lai. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản tại đây phát triển mạnh.

Công nghiệp không ngừng tăng trưởng

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, những lĩnh vực thu hút vốn FDI vào các KCN mà Đồng Nai hiện “chiếm lĩnh” là điện tử, công nghiệp hỗ trợ… Những nguồn lợi lớn nhất từ các KCN này là tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 600.000 công nhân và đóng góp hơn 50% tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh Đồng Nai. “Các dự án có ngành nghề, lĩnh vực công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường sẽ tiếp tục được ưu tiên” – lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai khẳng định.

Là một trong những tỉnh, thành phát triển công nghiệp sớm nhất cả nước, Đồng Nai đã góp phần vào việc khẳng định vai trò, vị trí của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Năm 2020 cũng chính là mốc đánh dấu 25 năm Chính phủ ra quyết định thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai để quản lý, điều hành các KCN trong tỉnh. Theo thống kê, từ một vài KCN nhỏ lẻ ban đầu, sau hàng chục năm phát triển, hiện Đồng Nai đã quy hoạch 35 KCN với tổng diện tích trên 12.000 ha, thu hút hơn 1.800 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư gần 30 tỉ USD. Thời gian gần đây, mỗi năm các KCN đều thu hút được trên 1 tỉ USD, riêng năm 2015 có tổng vốn đầu tư thu hút cao nhất với trên 2,3 tỉ USD.

Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng định từ lâu, tỉnh xác định có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên luôn nỗ lực để là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Đồng Nai được đánh giá là một trong những thị trường thuộc vùng “vệ tinh” TP HCM có sự phát triển nhanh và ổn định. Tại đây, có KCN Biên Hòa 1 – KCN lâu đời nhất Việt Nam, hiện đã “hoàn thành sứ mệnh lịch sử”, đang được Chính phủ xem xét đưa ra khỏi quy hoạch.

“Qua thời gian, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tin tưởng vào môi trường đầu tư của Đồng Nai. Tuy nhiên, yêu cầu của các doanh nghiệp (DN) thì ngày càng lớn, do vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút đầu tư mà trọng điểm là Ban Quản lý các KCN cần tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho DN” – ông Cao Tiến Dũng thông tin và cho biết để tiếp tục phát huy thế mạnh về công nghiệp, tỉnh sẽ có những cải thiện về môi trường đầu tư, thủ tục hành chính giúp DN, nhà đầu tư nước ngoài yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Sân bay Long Thành

Điểm nhấn sân bay Long Thành

Theo quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh Đồng Nai thì TP Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung có định hướng phát triển đô thị về phía Nam, hướng về Quốc lộ 51, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch. Đây cũng chính là vùng mà có thể sau này sẽ là một quỹ đạo các vệ tinh xoay quanh dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) có tầm cỡ quốc tế. Sân bay Long Thành đang khởi động và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025, khi vận hành sẽ phục vụ 100 triệu lượt hành khách, hơn 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Có sân bay Long Thành, Đồng Nai càng được kỳ vọng thêm những bước đột phá mới, đặc biệt hướng về vùng “tam giác vàng” Biên Hòa – Long Thành – Nhơn Trạch. Trong quy hoạch phát triển vùng, chuẩn bị cho việc phát triển các KCN đô thị dịch vụ, tỉnh Đồng Nai dự kiến quy hoạch hơn 2.700 ha tại khu vực, xoay quanh các trục khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn (khu tái định cư nhường đất giải tỏa cho sân bay), các trục đường xung quanh sân bay, hệ thống đường kết nối các cảng biển, tuyến cao tốc, quốc lộ. Ngoài ra, hàng loạt dự án hạ tầng, giao thông trọng điểm quốc gia khác cũng đã và đang được triển khai thực hiện tại khu vực, chắc chắn sẽ góp phần giúp Đồng Nai có thể tiếp tục “cất cánh”, chẳng hạn như các tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương… Mới đây, khu vực ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất (giao giữa Quốc lộ 20, Quốc lộ 1, Tỉnh lộ 769 và cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây hướng về sân bay Long Thành) cũng đã được lên thị trấn; khu vực huyện Cẩm Mỹ đang được quan tâm phát triển từ khi dự án sân bay bước vào giai đoạn triển khai…Phát biểu tại hội thảo, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP HCM nhận định, các khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trở thành cực tăng trưởng mạnh quanh TP HCM trong tương lai không xa.